PVLC Thứ Năm Tuần II Mùa Chay

Bài Đọc I: Gr 17, 5-10

"Khốn thay cho kẻ tin tưởng người đời; phúc thay cho người tin tưởng vào Thiên Chúa".

Trích sách Tiên tri Giêrêmia.

Đây Chúa phán: "Khốn thay cho kẻ tin tưởng người đời, họ nương tựa vào sức mạnh con người, c̣n tâm hồn họ th́ sống xa Chúa. Họ như cây cỏ trong hoang địa, không cảm thấy khi được hạnh phúc; họ ở những nơi khô cháy trong hoang địa, vùng đất mặn không người ở. Phúc thay cho người tin tưởng vào Thiên Chúa, và Chúa sẽ là niềm cậy trông của họ. Họ sẽ như cây trồng nơi bờ suối, cây đó đâm rễ vào nơi ẩm ướt, không sợ ǵ khi mùa hè đến, lá vẫn xanh tươi, không lo ngại ǵ khi nắng hạn mà vẫn sinh hoa kết quả luôn. Ḷng người nham hiểm khôn ḍ, nào ai biết được? C̣n Ta, Ta là Chúa, Ta thấu suốt tâm hồn và ḍ xét tâm can, trả công cho mỗi người tuỳ theo cách sống và hậu quả hành vi của họ".

Đó là lời Chúa.

 

Đáp Ca: Tv 1, 1-2. 3. 4 và 6

Đáp: Phúc thay người đặt niềm tin cậy vào Chúa (Tv 39, 5a).

Xướng: 1) Phúc cho ai không theo mưu toan kẻ gian ác, không đứng trong đường lối những tội nhân, không ngồi chung với những quân nhạo báng, nhưng vui thoả trong lề luật Chúa, và suy ngắm luật Chúa đêm ngày. - Đáp.

2) Họ như cây trồng bên suối nước, trổ sinh hoa trái đúng mùa; lá cây không bao giờ tàn úa. Tất cả công việc họ làm đều thịnh đạt. - Đáp.

3) Kẻ gian ác không được như vậy; họ như vỏ trấu bị gió cuốn đi, v́ Chúa canh giữ đường người công chính, và đường kẻ gian ác dẫn tới diệt vong. - Đáp.

 

Câu Xướng Trước Phúc Âm: Ed 33, 11

Chúa phán: "Ta không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối và được sống".

 

Phúc Âm: Lc 16, 19-31

"Con đă được sự lành, c̣n Ladarô gặp toàn sự khốn khổ".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng những người biệt phái rằng: "Có một nhà phú hộ kia vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đ́nh. Lại có một người hành khất tên là Ladarô, nằm bên cổng nhà ông đó, ḿnh đầy ghẻ chốc, ước được những mụn bánh từ bàn ăn rớt xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai thèm cho. Những con chó đến liếm ghẻ chốc của người ấy. Nhưng xảy ra là người hành khất đó chết và được các thiên thần đem lên nơi ḷng Abraham. C̣n nhà phú hộ kia cũng chết và được đem chôn. Trong hoả ngục, phải chịu cực h́nh, nhà phú hộ ngước mắt lên th́ thấy đằng xa có Abraham và Ladarô trong ḷng Ngài, liền cất tiếng kêu la rằng:

"Lạy Cha Abraham, xin thương xót tôi và sai Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nước để làm mát lưỡi tôi, v́ tôi phải quằn quại trong ngọn lửa này. Abraham nói lại: "Hỡi con, suốt đời con, con được toàn sự lành, c̣n Ladarô gặp toàn sự khốn khổ. Vậy bây giờ Ladarô được an ủi ở chốn này, c̣n con th́ chịu khốn khổ. Vả chăng, giữa các ngươi và chúng tôi đây đă có sẵn một vực thẳm, khiến những kẻ muốn tự đây qua đó, không thể qua được, cũng như không thể từ đó qua đây được".

Người đó lại nói: "Đă vậy, tôi nài xin cha sai Ladarô đến nhà cha tôi, v́ tôi c̣n năm người anh em nữa, để ông bảo họ, kẻo họ cũng phải sa vào chốn cực h́nh này". Abraham đáp rằng: "Chúng đă có Môsê và các tiên tri, chúng hăy nghe các Ngài". Người đó thưa: "Không đâu, lạy Cha Abraham! Nhưng nếu có ai trong kẻ chết về với họ, th́ ắt họ sẽ hối cải". Nhưng Abraham bảo người ấy: "Nếu chúng không chịu nghe Môsê và các tiên tri, th́ cho dù kẻ chết sống lại đi nữa, chúng cũng chẳng chịu nghe đâu".

Đó là lời Chúa.

 

SUY NIỆM

Giáo Hội không phải chỉ muốn cảnh giác con cái ḿnh về thái độ của nhà phú hộ

mà c̣n kêu gọi họ sống thân phận theo tinh thần của một Lazarô bất hạnh nữa.

Hôm nay, Thứ Năm trong Tuần 2 Mùa Chay, Bài Phúc Âm của Thánh kư Luca về dụ ngôn Lazarô và người phú hộ, và theo chiều hướng của chung phụng vụ lời Chúa trong ngày, bao gồm cả Bài Đọc 1, th́ Giáo Hội không phải chỉ muốn cảnh giác con cái ḿnh về thái độ của nhà phú hộ mà c̣n kêu gọi họ sống thân phận theo tinh thần của một Lazarô bất hạnh nữa.

Bài Phúc Âm hôm nay nhắc nhở chúng ta một số chân lư tiêu biểu như sau liên quan đến thân phận của người phú hộ: 1- được lời lăi cả thế gian mà mất linh hồn nào có ích ǵ? (xem Mathêu 16:26) - ăn mặc gấm vóc lụa là và yến tiệc linh đ́nh mà làm ǵ để bị hư đi đời đời như thế... 2- Người ta sống không nguyên bởi bánh nhưng c̣n bởi mọi lời bởi miệng Thiên Chúa phán ra (xem Mathêu 4:4) - người phú hộ mà sống lời Chúa nữa th́ đă được cả 2 đời rồi; 3- Ai đong đấu nào sẽ bị đong lại cho đấu ấy (xem Luca 6:38) - khi xuống tới hỏa ngục người phú hộ mới "thấy Lazarô" th́ đă muộn, dù một giọt nước cũng không thể nào được măn nguyện v́ trên đời ông ta đâu thấy con người khốn khổ cả một đời dù nằm ngay cổng nhà ông.

Trước hết, thái độ dửng dưng lạnh lùng của người phú hộ trong dụ ngôn của bài Phúc Âm hôm nay, và tinh thần sống nhẫn nhục của một Lazarô bất hạnh được Thánh kư Luca thuật lại theo lời Chúa Giêsu diễn tả như thế này:

"Có một nhà phú hộ kia vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đ́nh. Lại có một người hành khất tên là Ladarô, nằm bên cổng nhà ông đó, ḿnh đầy ghẻ chốc, ước được những mụn bánh từ bàn ăn rớt xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai thèm cho. Những con chó đến liếm ghẻ chốc của người ấy". 

Tuy nhiên, dụ ngôn "Chúa Giêsu phán cùng những người biệt phái" ấy không phải chỉ cho thấy những ǵ xẩy ra ở trên trần gian này mà thôi, mà c̣n liên quan đến cả đời sau về hậu quả tai hại hay thành quả tốt đẹp của những ǵ con người đă làm trên đời này nữa:

"Nhưng xảy ra là người hành khất đó chết và được các thiên thần đem lên nơi ḷng Abraham. C̣n nhà phú hộ kia cũng chết và được đem chôn. Trong hoả ngục, phải chịu cực h́nh, nhà phú hộ ngước mắt lên th́ thấy đằng xa có Abraham và Ladarô trong ḷng Ngài..."

Ở đây, số phận đời đời, một được rỗi là Lazarô và một bị hư đi là người phú hộ, bất khả cứu văn, bất khả đổi thay, đúng như lời khẳng định của tổ phụ Abraham đă nói với người phú hộ đang ở trong hỏa ngục: "giữa các ngươi và chúng tôi đây đă có sẵn một vực thẳm, khiến những kẻ muốn tự đây qua đó, không thể qua được, cũng như không thể từ đó qua đây được".

Số phận đời đời vô cùng quan trọng này hoàn toàn là kết quả từ cuộc sống trên trần gian của từng người, như được tổ phụ Abraham cho người phú hộ biết như sau: "Hỡi con, suốt đời con, con được toàn sự lành, c̣n Ladarô gặp toàn sự khốn khổ. Vậy bây giờ Ladarô được an ủi ở chốn này, c̣n con th́ chịu khốn khổ".

Thế nhưng, số phận đời đời được rỗi của Lazarô hay hư đi của người phú hộ không phải chỉ ở chỗ "chịu khốn khổ" như Lazarô hay "được toàn sự lành" như người phú hộ. Bởi v́, thực tế cho thấy, không phải ai "được toàn sự lành" trên thế gian này đều hư đi như người phú hộ, và cũng không phải ai "chịu khốn khổ" trên đời này đều tự động được rỗi như Lazarô đâu, mà là ở chỗ họ, trong hoàn cảnh may lành hay khốn khổ của họ, có biết thực hiện nguyên tắc "đức tin thể hiện qua đức ái" (Galata 5:6) hay chăng!

Ở dưới hỏa ngục, nơi không phải chỉ bao gồm thành phần vẫn được coi là đáng sa hỏa ngục như thành phần đại gian ác v.v. mà c̣n bao gồm cả thành phần "thiếu sót", không làm những ǵ có thể khi đức bác ái yêu thương đ̣i hỏi, và là nơi của kẻ chết, tức của thành phần bị chứng thương hàn lạnh cảm giống như một cái xác chết lạnh cứng nắm đó, và là nơi bấy giờ, trong cơi đời đời, chỉ toàn là ghen ghét, giống hệt như tâm trạng bất di bất dịch của ma quỉ và nơi ma quỉ, là tác nhân chết chóc và là cha các thứ dối trá (xem Gioan 8:44), th́ cả ma quỉ lẫn các linh hồn hư đi ở đó không muốn ai được cứu rỗi, trái lại, chỉ muốn cho tất cả mọi người xuống hỏa ngục với ḿnh và như ḿnh. 

Thế mà, người phú hộ ở trong hỏa ngục bấy giờ h́nh như đă được biến đổi bản tính ghen ghét của hỏa ngục nơi ḿnh, đến độ thay v́ ghen ghét lại tỏ ra thương yêu các người thân yêu của ḿnh c̣n sống trên trần gian này mà lên tiếng van xin cùng tổ phụ Abraham là cha của các kẻ tin (xem Roma 4:11) rằng: "tôi nài xin cha sai Ladarô đến nhà cha tôi, v́ tôi c̣n năm người anh em nữa, để ông bảo họ, kẻo họ cũng phải sa vào chốn cực h́nh này... nếu có ai trong kẻ chết về với họ, th́ ắt họ sẽ hối cải".

Cho dù xẩy ra như thế đi nữa, nghĩa là cho dù các linh hồn bị hư đi trong hỏa ngục hay ma quỉ ở đó có biết thương yêu những người c̣n sống và chỉ muốn cho những người ấy được lên thiên đàng hơn là xuống hỏa ngục như họ và với họ, một sự kiện không thể nào có, không thể nào xẩy ra và không bao giờ xẩy ra chăng nữa, cũng không thể nào cứu được một con người c̣n sống trên thế gian này, nếu người c̣n sống ấy không tự ḿnh sống đức tin: "Chúng đă có Môsê và các tiên tri, chúng hăy nghe các Ngài... Nếu chúng không chịu nghe Môsê và các tiên tri, th́ cho dù kẻ chết sống lại đi nữa, chúng cũng chẳng chịu nghe đâu".

Như thế có nghĩa là Lazaro được rỗi sau cuộc đời "chịu khốn khổ" trên đời này là nhờ Lazarô đă sống đức tin, và h́nh ảnh Lazarô ở trong "ḷng Abraham" là cha của các kẻ tin đă chứng thực điều này. Bởi vậy, chúng ta đă không thấy chỗ nào trong dụ ngôn Chúa nói ở bài Phúc Âm hôm nay cho thấy một Lazarô kêu ca, than thân trách phận, hay nguyền rủa người phú hộ, trái lại vẫn cam chịu thân phận bị khinh rẻ và bỏ rơi, cho dù chỉ có một ước muốn vô cùng tầm thường song vẫn không được đáp ứng, đó là "ước được những mụn bánh từ bàn ăn rớt xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai thèm cho. Những con chó đến liếm ghẻ chốc của người ấy".

Về phần người phú hộ cũng thế, nếu Lazaro "chịu khốn khổ" được cứu rỗi nhờ đức tin của ḿnh th́ người phú hộ bị hư đi cũng là do không có đức tin, hay đúng hơn không sống đức tin, một "đức tin thể hiện qua đức ái" (Galata 5:6). Bài Phúc Âm không hề đề cập đến bất cứ một cử chỉ hay hành động nào lỗ măng của người phú hộ đối với Lazarô, chẳng hạn như chửi bới hay đánh đuổi Lazarô đi, mà chỉ tỏ ra lănh đạm dửng dưng không chịu giúp đỡ Lazarô là một con người hết sức khốn nạn đáng thương "nằm bên cổng nhà ông", không thể nào ông không thấy, và cho dù có thấy ông vẫn không hề động ḷng thương, không hề bố thí cho Lazarô một tí nào, trong khi đó người phú hộ này quá ư là giầu sang hoan hưởng dư thừa: "vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đ́nh".

Bài Đọc 1 hôm nay chẳng những thích đáng với một Lazarô khốn khổ mà c̣n với cả người phú hộ hoan hưởng may lành trong Bài Phúc Âm hôm nay nữa.

Thật vậy, không phải hay sao, người phú hộ trong Bài Đọc 1 hôm nay là thành phần xuất hiện ở phần đầu với những diễn tả không sai về một con người giầu sang phú quí theo tự nhiên hoàn toàn không có đức tin: 

"Khốn thay cho kẻ tin tưởng người đời, họ nương tựa vào sức mạnh con người, c̣n tâm hồn họ th́ sống xa Chúa. Họ như cây cỏ trong hoang địa, không cảm thấy khi được hạnh phúc; họ ở những nơi khô cháy trong hoang địa, vùng đất mặn không người ở. 

Trong khi đó, Lazarô xuất hiện ở phần thứ hai của Bài Đọc 1 này, những diễn tả rất chí lư và chính xác về đời sống của một con người sống đức tin trong cuộc đời bần cùng khốn khổ của ḿnh:

"Phúc thay cho người tin tưởng vào Thiên Chúa, và Chúa sẽ là niềm cậy trông của họ. Họ sẽ như cây trồng nơi bờ suối, cây đó đâm rễ vào nơi ẩm ướt, không sợ ǵ khi mùa hè đến, lá vẫn xanh tươi, không lo ngại ǵ khi nắng hạn mà vẫn sinh hoa kết quả luôn. Ḷng người nham hiểm khôn ḍ, nào ai biết được?" 

Câu cuối cùng của Bài Đọc 1 cũng phản ảnh dụ ngôn có hậu, một cái hậu liên quan đến vấn đề thưởng phạt thích đáng và công minh của việc con người làm trên thế gian này, được Chúa Giêsu cảnh giác trong dụ ngôn của Bài Phúc Âm hôm nay: "C̣n Ta, Ta là Chúa, Ta thấu suốt tâm hồn và ḍ xét tâm can, trả công cho mỗi người tuỳ theo cách sống và hậu quả hành vi của họ".

Bài Đáp Ca hôm nay cũng tấu lên cùng một lời ca và cùng một nhạc điệu như Bài Đọc 1 về hai thành phần sống trên trần gian này, một theo đức tin và một không theo đức tin, như trường hợp tiêu biểu điển h́nh là Lazaro và người phú hộ trong Bài Phúc Âm hôm nay:

1) Phúc cho ai không theo mưu toan kẻ gian ác, không đứng trong đường lối những tội nhân, không ngồi chung với những quân nhạo báng, nhưng vui thoả trong lề luật Chúa, và suy ngắm luật Chúa đêm ngày. 

2) Họ như cây trồng bên suối nước, trổ sinh hoa trái đúng mùa; lá cây không bao giờ tàn úa. Tất cả công việc họ làm đều thịnh đạt. 

3) Kẻ gian ác không được như vậy; họ như vỏ trấu bị gió cuốn đi, v́ Chúa canh giữ đường người công chính, và đường kẻ gian ác dẫn tới diệt vong. 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên
 

 MC-TuanII-5.mp3  

 

NGÀY 17 THÁNG 3
THÁNH PATRICK
Lễ Nhớ tùy ư

Truyện Thánh Patrick

Thánh Patrick đặt nền tảng công cuộc tông đồ trên việc cầu nguyện và hăm ḿnh.

Tuy nhiên, giữa cảnh lầm than, ngài đă hồi tưởng lại những bài học thời thơ ấu và trở về với Chúa. Giờ đây, sau khi tôi đă đến Ái nhĩ lan, công việc hằng ngày của tôi là chăn dắt đoàn vật; và tôi thường cầu nguyện vào ban ngày. Ḷng yêu mến và kính sợ Chúa ngày càng gia tăng, đức tin tăng triển, tinh thần được đánh động, thành ra trong một ngày tôi thường đọc nhiều trăm kinh, và ban đêm cũng gần được chừng ấy; tôi thường ở lại trong rừng và trên núi v́ mục đích ấy. Trước lúc tảng sáng, tôi thường thức dậy để cầu nguyện, trên tuyết, trong băng giá, trong mưa. Tôi không cảm thấy đau đớn, cũng không biếng trễ như giờ đây, bởi v́ khi ấy tinh thần trong tôi rất sốt sắng.2

Sau đó, Patrick sang Auxerre, Pháp một vài năm để chuẩn bị cho sứ mạng bằng việc học tập dưới quyền thánh Germanus, người được Đức Celestine I giao phó việc chuẩn bị cho công cuộc truyền giảng xứ Ái nhĩ lan. Tuy nhiên, Patrick vô cùng thất vọng v́ không được tuyển chọn; sứ vụ được giao phó cho một người khác tên là Palladius.4 Nhưng Palladius đă qua đời ngay khi vừa đặt chân đến Ái nhĩ lan, và thế là đoàn người đành quay về Auxerre. Lúc ấy, Patrick được chọn để thay thế và được thánh Germanus tấn phong giám mục.

http://www.dongcong.net/DoiSongKH/LeQuanhNam/Thang3/01.htm

Ngày Thánh Patrick

Dù Thánh Patrick là ai, ông chắc chắn cũng không bao giờ mong đợi sự ồn ào mà ḿnh tạo ra 15 thế kỷ sau khi ông qua đời. Trên khắp thế giới, ngày được dành riêng cho vị Thánh bảo hộ của xứ Ireland (17/3) hiện được xem là một dịp kỷ niệm sôi động, hầu như chỉ mang tính thế tục về tất cả mọi thứ liên quan đến Ireland hoặc được cho là như vậy. Lễ diễu hành hàng năm trên Đại lộ Số 5 New York thường được mô tả là cuộc diễu hành quần chúng lâu đời nhất của nước Mỹ. Dù xuất phát từ trước cuộc Cách mạng Mỹ, sự kiện này chỉ bắt đầu sôi động kể từ những năm cuối thế kỷ 19, khi những người Ireland Công giáo di cư, chạy trốn khỏi nghèo khổ và đói khát, bắt đầu khẳng định bản sắc của ḿnh. Những tập quán khác th́ xuất hiện gần đây hơn: chỉ khoảng 50 năm qua, sông Chicago mới được nhuộm một màu xanh lá cây để đánh dấu dịp lễ này. Vậy Thánh Patrick là ai?

Về Thánh Patrick trong nền văn hóa đại chúng, chỉ có hai đặc điểm nổi bật trong cuộc đời ông: ông đă đuổi loài rắn khỏi Ireland, và ông đă sử dụng một loại cây của Ailen gọi là cây cỏ ba lá (shamrock) làm công cụ khi truyền đạo, sử dụng h́nh dạng ba lá để giải thích ư tưởng về một Thiên Chúa duy nhất hiện hữu trong ba ngôi (Chúa Ba ngôi). Cũng giống như rất nhiều nhân vật khác xuất hiện bên ŕa thế giới La Mă, trong thời kỳ bóng đêm do đế chế sụp đổ, câu chuyện về cuộc đời Thánh Patrick cũng bao gồm nhiều điều không rơ ràng. Có thể thấy rằng ông đă đến Ireland để rao giảng Cơ đốc giáo vào thế kỷ thứ năm và ông đă chết vào thời điểm nửa cuối thế kỷ đó. Bằng chứng vững chắc nhất mà chúng ta biết về việc Kitô giáo được truyền bá vào Ireland là vào năm 431 Đức Giáo Hoàng đă gửi một nhà truyền giáo có tên là Palladius đến ḥn đảo này. C̣n sứ mệnh của Thánh Patrick th́ không có ngày tháng nào rơ ràng như vậy.

Tuy nhiên, điều mà chúng ta có là tư liệu riêng của ông: hai tài liệu tiếng Latin có ảnh hưởng lớn đă làm nổi bật lên nhân cách của vị thánh này. Trong một tài liệu được biết đến nhiều hơn trong hai bản, bản “Lời thú tội” (Confessio), vị thánh kể lại những chi tiết xúc động về cuộc sống riêng của ḿnh. Ông lớn lên trên bờ biển phía tây nước Anh (có thể là Cumbria) trong một gia đ́nh người Anh Cơ đốc giáo La Mă. Cha ông là một thầy phó tế và ông nội của ông là một linh mục. Khi c̣n là một thiếu niên, ông đă bị bắt cóc bởi bọn cướp Ai-len và bị giam cầm trong sáu năm, và chính trong khoảng thời gian bị giam cầm này mà ông lần đầu tiên nghe được một tiếng gọi linh thiêng. Bằng cách nào đó ông đă trốn thoát và lên một chiếc thuyền buồm trở về Anh, và sau những hành tŕnh nguy hiểm ông đă hội ngộ được với gia đ́nh của ḿnh. Nhưng một mặc thị đă cho ông hay rằng những người dân Ireland đang kêu gọi ông quay trở lại và truyền bá đức tin Cơ đốc giáo.

Một cuộc sống đầy màu sắc của Patrick đă được viết lại 200 năm sau ngày ông mất, cũng bằng tiếng Latinh, bao gồm tất cả những chi tiết trên nhưng được thêm một vài điểm mới. Tài liệu này nói rằng ông đă được đào tạo cho chuyến đi truyền giáo tại Ai-len của ḿnh thông qua một quá tŕnh tiếp cận lâu dài với những giáo sĩ tại tu viện ở Gaul, tức nước Pháp ngày nay. Điều đó khá hợp lư, bởi hẳn ông đă phải đi tới một nơi nào đó để đạt được tŕnh độ tiếng Latinh và thần học được thể hiện nổi bật trong các tác phẩm của ḿnh.

Có lẽ có một điều đă kết nối Patrick với những kẻ hội hè, những người uống bia màu xanh lá cây và hát những bản ballad ủy mị từ Chicago đến Sydney vào ngày 17 tháng 3. Ông đă trải qua một phần trong cuộc đời ḿnh không phải ở Ireland nhưng lại gắn chặt với Ireland từ xa, và đă đạt được những điều ông không bao giờ có thể có được nếu ông tiếp tục ở lại Đảo Ngọc Lục bảo (Emerald Isle – tức Ai-len).

http://nghiencuuquocte.org/2016/04/18/chung-ta-biet-gi-ve-thanh-patrick/

ThanhPatrick.mp3 

 https://youtu.be/d2KBXbiyADc